Hồi giáo Đất_Thánh

Trong kinh Qur'an, từ Đất Thánh الأرض المقدسة (Al-Ard Al-Muqaddasah, tiếng Anh: "Holy Land") đã được nói tới ít nhất là 7 lần, trong đó một lần Moses đã nói với Con dân Israel: Hỡi dân tộc của tôi! Hãy đi vào Đất Thánh, nơi mà Allah đã ban cho các người, và đừng quay lưng lại cách nhục nhã, vì sau đó các người sẽ bị rơi vào sự tàn phá của chính mình. (Surah 5:21)

Theo truyền thống, những người Hồi giáo không gọi Jerusalem bằng tên thường, vì tên "Jerusalem" phái sinh từ tên của một vị thần Canaanite: Shalim; Urshalim, nghĩa là thành của thần Shalim (chúa của người Canaanite).Cả Israel lẫn Jerusalem đều không được đề cập đến trong kinh Qua'ran với sự liên quan tới việc phải tuân thủ lề luật Hồi giáo, mặc dù cụm từ Con dân Israel (Bani Israil) được nói tới nhiều lần.[6] Những người Hồi giáo coi đất của núi Sinai (Tuur) theo truyền thống nằm ở vùng Sinai,[7] là thiêng liêng, như được đề cập trong kinh Qur'an (thiên sura 7:143). JerusalemQibla (hướng cầu nguyện) thứ nhất của Hồi giáo, tuy nhiên sau đó đã đổi tới KaabaMecca theo điều mà người Hồi giáo tin là sự mặc khải của tổng thiên thần Gabriel cho tiên tri Muhammad.

Có nhiều đề cấp khác về đất "Thánh" hoặc "thiêng liêng" trong kinh Qur'an, tuy nhiên có nhiều tranh luận trong số các học giả về địa điểm chính xác của những nơi đó ở đâu. Chẳng hạn, "Đất thiêng liêng" nói trong tiết [21:71] đã được nhiều học giả giải thích rất khác nhau: Abdullah Yusuf Ali so sánh nó với vùng đất rộng, trong đó có Syria, Palestine cùng các thành phố TýrosSidon; Az-Zujaj mô tả nó là: "Damas, Palestine, và một phần nhỏ của Jordan"; Qatada cho nó là: "vùng Levant" (Cận Đông); Muadh ibn Jabal cho là: " khu vực giữa al-ArishEuphrates"; còn Ibn Abbas cho là: "vùng đất Jericho".[8]

Trong tiếng Ả Rập, thành phố Jerusalem được gọi là "thành Thánh"; tuy nhiên, cũng như vùng đất chung quanh nó, nó không đóng vai trò hoặc chức năng gì trong việc tuân giữ lề luật Hồi giáo. Từ khi xây dựng Al-Aqsa Mosque (thành đường Hồi giáo Al-Aqsa) ở thế kỷ thứ 7, và xây dựng lại ở thế kỷ thứ 11[9] thì Jerusalem được coi là nơi thiêng liêng trong Hồi giáo.